Ung thư có nên đụng dao kéo?

Ung thư có nên đụng dao kéo không?

Trước tiên cần hiểu mổ ( hay phẫu thuật) là một trong ba phương pháp nền tảng trong điều trị ung thư ( phẫu trị, hóa trị, xạ trị) và là phương pháp điều trị ung thư lâu đời nhất. Đây cũng là phương pháp điều trị  hiệu quả nhiều loại ung thư cho đến ngày nay.

phẫu thuật Ung thư có nên đụng dao kéo?

Như đã biết ung thư thường hình thành từ một vài khối bứu ( trừ ung thư hệ tạo huyết mag dân gian hay gọi là ung thư máu), khối bứu này không có giới hạn rõ ràng với mô bình thường xung quanh, tức là ta không thể thấy đâu là mô ung thư và đâu là mô bình thường một cách rõ ràng. Do đó để loại bỏ hoàn toàn khối bứu ung thư này, bác sĩ thực hiện cắt toàn bộ khối bứu kèm them một phần mô bình thường xung quanh để đảm bảo lấy được hết các tế bào ung thư mà mắt thường không thấy. Trong một số trường hợp bác sĩ có thể phải cắt bỏ toàn bộ một cơ quan nào đó (như vú, dạ dày, một thùy của phổi…) đồng thời lấy đi các hạch bạch huyết xung quanh khối bứu. Khối bứu có thể được điều trị chỉ bằng cách cắt bỏ hoàn toàn ( có kèm lấy hạch hoặc không) là đủ, hoặc có thể phải phối hợp thêm các phương pháp điều trị khác ( như hóa trị, xạ trị và các phương pháp hỗ trợ khác) trước hoặc sau phẫu thuật để tiêu diệt hoàn toàn các tế bào ung thư còn sót lại, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng bứu tái phát, di căn.

Vì những lý do trên mà phẫu thuật ung thư thường chỉ được thực hiện khi bứu còn nhỏ chưa lan đến các nơi khác ( giai đoạn sớm), khi đó việc phẫu thuật mới đạt hiệu quả cao nhất cũng như tránh tổn hại mô bình thường, qua đó hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thương, khiếm khuyết cho cơ thể.

Ngoài ra việc phẫu thuật còn nhằm mục đích khác nhau như:

– Để chuẩn đoán bệnh có phải ung thư hay không? Giai đoạn nào? Tìm vị trí của khối ung thư xuất phát từ đâu? Xem ung thư đã lan rộng đến các cơ quan khác trong cơ thể hay chưa?

– Để tái tạo và khôi phục lại hình dạng và chức năng của cơ quan bị tổn thương lúc phẫu thuật

– Để làm giảm tác hại do khối bứu gây ra ( chèn mạch máu, cơ quan hoặc dây thần kinh) hoặc do các phương pháp điều trị khác ( chèn, tắc nghẽn do phù nề khi xạ trị, chảy máu do hoại tử bứu khi hóa trị, xạ trị)

– Để ngăn chặn và phòng ngừa trước khi ung thư phát triển.

Phần lớn các ung thư khi phát hiện sớm đều được điều trị hiệu quả với phẫu thuật cho nên đến nay đó vẫn là phương pháo hữu hiệu. Tuy nhiên như đã nói trên, không phải tất cả các ung thư đều phải mổ. Các loại ung thư hệ tạo huyết hay ung thư máu thường xuất phát từ tủy xương và lan khắp cơ thể theo dòng máu mà không hình thành một khối bứu cụ thể nào. Vì vậy bác sĩ không phẫu thuật mà sẽ hóa trị, tức truyển thuốc điều trị vào máu và thuốc này sẽ đi khắp cơ thể để tiêu diệt các tế bào ung thư

Ung thư khi phát hiện ở giai đoạn muộn, khối bứu đã quá lớn hay di căn đến các nơi khác trong cơ thể. Khi đó việc phẫu thuật cắt khối bứu sẽ không còn hiệu quả điều trị triệt để nữa, do không thể lấy được hết hoàn toàn các tế bào ung thư. Khi đó bác sĩ sẽ dùng phương pháp điều trị khác (hóa trị, xạ trị) phẫu thuật nếu có cũng chỉ nhằm mục đích lấy đi phần lớn khối bứu nhằm giúp việc điều trị sau đó thuận lợi hơn.

Ngày nay, nhờ các tiến bộ khoa học kĩ thuật, một số loại ung thư giai đoạn sớm, kích thước nhỏ đã có thể điều trị mà không cần phẫu thuật bằng cách sử dụng tia laser để đốt các bứu kích thước nhỏ ở dây thanh, hay dùng tia phóng xạ để tiêu diệt các khối bứu ung thư nhỏ ở các vị trí mà phẫu thuật rất khó khăn hay nguy hiểm như vùng mũi, miệng, cổ, não, tủy sống… Hiệu quả của xạ trị một số bứu kích thước nhỏ đã được chứng minh tương đương phẫu thuật mà ít để lại di chứng hơn nên xạ trị còn được gọi là “phẫu thuật không dao kéo”

Một số thuốc điều trị ung thư hiệu quả hiện nay

Thuốc Tagrix 80 điều trị ung thư phổi 

Thuốc Osimert điều trị ung thư phổi

Thuốc Geftinat điều trị ung thư phổi

Một số quan điểm truyền miệng hiện nay cho rằng khi bị bệnh ung thư thì không nên “động dao kéo” ( ý nói phẫu thuật) vì sẽ làm bệnh ung thư phát triển nhân hơn và xấu đi. Trước đây các kiến thức về phẫu thuật ung thư chưa đầy đủ, các bác sĩ khi cắt bỏ khối bứu thường chỉ cắt phần khối bứu thấy được mà không lấy phần mô bình thường xung quanh, hoặc không lấy đi các hạch đã bị tế bào ung thư trú ngụ trước đó. Do đó sau phẫu thuật các tế bào ung thư vẫn còn sót và phát triển trở lại. Người bệnh sẽ yếu hơn do phải phục hồi sau phẫu thuật và các tế bào ung thư còn lại được tự do đi khắp nơi theo dòng máu trong lúc phẫu thuật khiến bệnh phát triển nhân hơn và xấu hơn. Thêm nữa trước khi phẫu thuật, trước khi phẫu thuật do kĩ thuật còn hạn chế các bác sĩ không kiểm tra hết được xem bứu có lan đến các nơi khác hay chưa, nếu có thì việc phẫu thuật cắt bứu tại chỗ thường không hiệu quả mà chỉ làm bệnh trạng xấu hơn.

Hiện nay do kiến thức cũng như các phương pháp chuẩn đoán trước phẫu thuật và kĩ thuật phẫu thuật phát triển, việc điều trị ung thư bằng phẫu thuật đã hạn chế rất nhiều những vấn đề trên quan niệm “ động dao kéo trong ung thư” đã không còn đúng nữa.

SỰ THẬT: phẫu thuật hay “dao kéo” đóng vai trò rất lớn trong điều trị ung thư.

—ThS.Bs

Nguyễn Trương Đức Hoàng

Trả lời